CÁC LOẠI CÀ PHÊ VÀ CÁCH CHỌN CAFE ĐÚNG GU

Đầu tiên chúng ta sẽ tìm hiểu về các loại tên gọi phổ biến của cafe tại Việt Nam. Như nhiều bài mình đã chia sẻ trước đây, bản chất cà phê chỉ có 2 dòng: Arabica và Robusta và có nhiều chủng loại cà phê thuộc 2 dòng này, đồng thời nhiều cách chế biến cà phê khác nhau nên cho ra thêm nhiều tên gọi khác nhau.

Trước hết chúng ta đi đến các tên gọi cà phê phổ biến tại Việt Nam

1. Cafe Robusta (cà phê vối)

Cà phê robusta được trồng nhiều ở vùng đất đỏ bazan với khí hậu nhiệt đới có nhiệt độ khoảng từ 18 – 36 độ của các tỉnh Gia Lai và Đắk Lắk.

Hạt cafe robusta khá nhỏ, có hình tròn, chính giữa là rãnh sâu thẳng và có hương thơm nhẹ nhàng. Với hàm lượng cafein từ 1.8 – 3.5%, cafe robusta vị đắng gắt, đậm đà và khá mạnh.

Hạt cafe robusta được rang ở nhiệt độ cao để hạt cà phê nở bung từ bên trong lõi, từ đó dậy vị và có hương thơm đặc trưng so với các loại cà phê khác.

2. Cafe Arabica (cà phê chè)

Cà phê Arabica là loại cà phê có yêu cầu cao về môi trường và kỹ thuật canh tác, tại Việt Nam loại cà phê này được trồng chủ yếu tại Lâm Đồng.

Cà phê Arabica có hương thơm nồng nàn và hậu vị có vị đắng tương tự cà phê robusta. Đặc biệt, điểm tạo nên sự khác biệt của arabica là hương vị chua nhẹ quyến rũ và chuyển dần sang vị đắng đậm đà ở hậu vị nhờ quy trình lên men tách vỏ sau thu hoạch.

Cà phê Arabica Việt Nam được chia thành 2 loại chính gồm cafe Moka và cafe Catimor.

3. Cafe Moka (cafe mocha)

Là một chủng loại thuộc giống cafe Arabica. Cafe Moka thường được mô tả bằng nhiều mỹ từ và được mệnh danh là nữ hoàng của vương quốc cafe. Với đặc điểm khí hậu mát mẻ quanh năm cùng các thuận lợi từ thổ nhưỡng mà loại cafe này đã tạo nên tên gọi cà phê Moka Cầu Đất nứt tiếng gần xa.

Mang trong mình sự riêng biệt với hương thơm đắng nhẹ, đan xen cùng vị chua thanh và vị béo của phần dầu bên trong của hạt cà phê. Khi uống, ta sẽ cảm nhận được vị đắng lan tỏa trong miệng và dần lan xuống đọng vị ở cuống họng, phải mất vài giây sau ta mới cảm nhận được hương thơm nồng nàn và vị hậu ngọt.

4. Cafe Catimor

Thuộc nhóm cà phê Arabica nhưng khác với các loại cà phê tuần chủng, cà phê catimor là thành phẩm được lai chéo giữa giống cafe Timor và Caturra. Hạt cafe Catimor có hình bán cầu tròn, nhỏ và khá giống với hạt cafe Arabica Bourbon nên cần chú ý khi phân biệt hai loại cafe này.

Những người sành cafe chỉ có thể mô tả hương vị của cafe Catimor bằng hai từ “quyến rũ”. Khi thưởng thức, từng giọt cafe thấm vào sâu từng “tế bào” và “thăng hoa” trong tửng giác quan.

Với hàm lượng cafein rất thấp chỉ khoảng 1- 2% nên vị đắng sẽ nhẹ nhàng, kết hợp cùng vị chua thanh và ngọt dịu đã tạo nên sự quyến rũ khó cưỡng của loại cà phê này.

5. Cà phê Cherry (cafe mít)

Cà phê cherry còn được biết đến với tên gọi cà phê Liberica (theo tên của vùng Liberia, Trung Phi – nơi tìm thấy loại cafe này).

Ở cà phê Cherry có một hương vị đặc trưng với mùi thơm thoang thoảng tựa mít đan xen cùng vị chua chua của quả cherry. Nhưng khi thưởng thức, hương vị đọng lại ở đầu lưỡi là vị socola nhẹ nhàng cùng một chút vị ngọt của trái cây.

Bên cạnh đó, hàm lượng cafein của cà phê cherry tương đối thấp (chỉ 2%), vị đắng vừa phải, không quá gắt nên rất được phái nữ ưa thích.

6. Cà phê Culi –  Một trong các loại cà phê hợp gu phái mạnh

Cà phê Culi (hay còn gọi là cà phê Bi) là loại đặc biệt khi hạt đột biến chỉ có 1 nhân và nó có cả trên Arabia và Robusta. Sau khi thu hoạch sơ chế người ta sẽ lựa ra những hạt 1 nhân, chúng ta sẽ có cà phê Culi robusta và Culi Arabica.

Cafe Culi ngoài ngoại hình đặc biệt thì lượng caffeine bên trong cũng nhiều hơn khoảng gấp rưỡi cho với hạt bình thường cùng loại. Vì vậy mà sử dụng cafe culi có cảm giác “say” hơn so với các loại thông thường

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *